Binh lực Chiến_dịch_Kutuzov

Quân đội Liên Xô

Tham gia chiến dịch phản công tại khu vực Oryol gồm Phương diện quân Bryansk, bốn tập đoàn quân cánh phải của Phương diện quân Trung tâm và hai tập đoàn quân cánh trái của Phương diện quân Tây. Binh lực bố trí từ bắc xuống Nam như sau:[9]

  • Phương diện quân Tây do thượng tướng V. D. Sokolovsky làm tư lệnh, sử dụng hai tập đoàn quân tham gia chiến dịch:
    • Tập đoàn quân cận vệ 11 của thượng tướng Ivan Khristoforovich Bagramian, gồm các quân đoàn bộ binh cận vệ 8, 16, 36; lữ đoàn xe tăng 6, lữ đoàn cơ giới 46; 4 sư đoàn pháo xe kéo, 2 sư đoàn súng cối và trung đoàn pháo phản lực 1280.
    • Tập đoàn quân 50 của thượng tướng Ivan Vasilyevich Boldin, gồm Quân đoàn bộ binh 46 (các sư đoàn 238, 369, 380) các sư đoàn bộ binh 108, 110, 324, 413; các lữ đoàn xe tăng cận vệ 2 và 233; các lữ đoàn cơ giới 21 và 43; 4 sư đoàn pháo binh, 1 sư đoàn súng cối và trung đoàn pháo phản lực 1275.
  • Phương diện quân Bryansk do thượng tướng Markian Mikhailovich Popov chỉ huy, là lực lượng chủ công của chiến dịch, trong biên chế có:
    • Tập đoàn quân 3 của thượng tướng A. V. Gorbatov gồm các quân đoàn bộ binh 25, 41, 80; các sư đoàn bộ binh độc lập 17 và 269; 3 tiểu đoàn cơ giới; 2 sư đoàn pháo binh, một sư đoàn súng cối và 1 trung đoàn pháo phản lực.
    • Tập đoàn quân 61 của thượng tướng P. A. Belov gồm Quân đoàn bộ binh cận vệ 9; Quân đoàn bộ binh 89; các quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 và 7; Lữ đoàn xe tăng 68; Sư đoàn pháo binh cận vệ 6, hai sư đoàn súng cối cận vệ và 1 trung đoàn pháo phản lực.
    • Tập đoàn quân 63 của trung tướng V. Ya. Kolpakchi gồm các quân đoàn bộ binh 35, 40 và 53; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 26; 2 sư đoàn pháo binh, 1 sư đoàn súng cối, 1 sư đoàn phòng không và 1 trung đoàn pháo phản lực.
    • Tập đoàn quân không quân 15 của tướng N. F. Naumenko chỉ huy gồm sư đoàn tiêm kích 225, các sư đoàn cường kích 284, 286, sư đoàn trinh sát, vận tải 32, sư đoàn ném bom 778, các sư đoàn ném bom tầm xa 876, 877, 879.
      • Trực thuộc tập đoàn quân có các sư đoàn pháo binh cận vệ 36, 91; các trung đoàn pháo phản lực 1381 và 1394.
  • Phương diện quân Trung tâm do đại tướng Konstantin Konstantinovich Rokossovsky chỉ huy, sử dụng bốn tập đoàn quân cánh phải tham gia chiến dịch gồm:
    • Tập đoàn quân 48 của trung tướng P. L. Romanenko gồm Quân đoàn bộ binh cận vệ 17 (sư đoàn bộ binh cận vệ 6 và các sư đoàn bộ binh 41, 81), các sư đoàn bộ binh 73, 211, 280 và lữ đoàn xe tăng 202.
    • Tập đoàn quân 13 của trung tướng N. P. Pukhov gồm các quân đoàn bộ binh 24, 28 và 29; các lữ đoàn xe tăng 129 và 150; 4 sư đoàn pháo binh, 3 trung đoàn súng cối, 2 sư đoàn phòng không, 3 trung đoàn pháo phản lực.
    • Tập đoàn quân 70 của trung tướng I. V. Galanin gồm Quân đoàn bộ binh cận vệ 19; các quân đoàn bộ binh 19 và 29; các sư đoàn bộ binh 81 và 175; các sư đoàn pháo binh 5 và 12; sư đoàn súng cối cận vệ 5; các lữ đoàn cơ giới 237 và 240; các lữ đoàn kỵ binh 251, 255 và 259.
    • Tập đoàn quân xe tăng 2 của trung tướng A. G. Rodin, trong biên chế có:
      • Quân đoàn xe tăng 3 gồm các lữ đoàn xe tăng 50, 57 và 103; các trung đoàn pháo tự hành 74 và 234; các trung đoàn pháo binh 728 và 811, các trung đoàn phòng không 121 và 126.
      • Quân đoàn xe tăng 16 gồm các lữ đoàn xe tăng 107, 109 và 164; các trung đoàn pháo tự hành 1540 và 1542; trung đoàn cơ giới cận vệ 89; các trung đoàn pháo binh 226 và 298; các trung đoàn súng cối 15 và 51, Trung đoàn pháo phản lực 1721
      • Lữ đoàn xe tăng độc lập 11
      • Các sư đoàn pháo binh 86 và 87.
    • Tập đoàn quân không quân 16 của tướng Sergei Ignatyevich Rudenko gồm sư đoàn tiêm kích 2 (gồm các trung đoàn 223, 285), các sư đoàn cường kích 220 và 283; sư đoàn ném bom 228, sư đoàn ném bom ban đêm 271 và sư đoàn vận tải 16.
  • Lực lượng dự bị chiến dịch:
    • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 của thượng tướng P. S. Rybalko, trong biên chế có:
      • Quân đoàn xe tăng cận vệ 6 gồm các lữ đoàn xe tăng cận vệ 51, 52, 53; các trung đoàn pháo tự hành 1442 và 1893; các trung đoàn phòng không 272 và 286.
      • Quân đoàn xe tăng cận vệ 7 gồm các lữ đoàn xe tăng cận vệ 54, 55, 56; các trung đoàn pháo tự hành 1419 và 1894; trung đoàn phòng không 23.
      • Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 5, 22; Lữ đoàn xe tăng 91.
    • Tập đoàn quân xe tăng 4 của tướng B. M. Badanov gồm các quân đoàn xe tăng 11, 30 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 6.
    • Tập đoàn quân 11 của tướng I. I. Fedyuninsky gồm Quân đoàn bộ binh 53; Sư đoàn bộ binh cận vệ 8; các sư đoàn bộ binh 4, 42, 96, 260, 273 và 323; Trung đoàn xe tăng độc lập 225.

Quân đội Đức Quốc xã

Cụm tập đoàn quân Trung tâm của Quân đội Đức Quốc xã vừa rút ra khỏi cuộc chiến tại phía bắc vòng cung Kursk đã phải lao vào các trận đánh phòng ngự tại khu vực Oryol với lực lượng đã bị sứt mẻ khá nhiều. Hầu hết các sư đoàn xe tăng đều chỉ còn từ 2/3 đến một nửa số xe tăng trong biên chế. Đến ngày 12 tháng 7, Cụm tập đoàn quân Trung tâm đã mất 30,7% số xe tăng.[10] Để chống lại đòn tấn công từ ba hướng của quân đội Liên Xô, thống chế Günther von Kluge phải bố trí lại lực lượng. Quân đoàn xe tăng 46 di chuyển từ Ponyri lên Bolkhov và Mtsensk. Quân đoàn xe tăng 41 di chuyển đến Zmiyevka và quay chính diện sang phía đông. Ba sư đoàn xe tăng còn lại của các quân đoàn xe tăng 47 và 56 được rút về Bryansk để củng cố, giao lại trận tuyến cho Quân đoàn bộ binh 20. Trừ các quân đoàn bộ binh 35, 53 và 55 vẫn đóng ở các vị trí Mtsensk, Bolkhov và Lyudunovo, các quân đoàn bộ binh còn lại của Tập đoàn quân 9 cũng bị điều chuyển đến các hướng bị đe dọa.[11] Đến ngày 15 tháng 7, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tạm ổn định việc bố trí lại lực lượng.

  • Tập đoàn quân xe tăng 2 do tướng Walter Model chỉ huy, trong biên chế còn lại:
    • Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Hans Gollnick còn lại sư đoàn xe tăng 4 và sư đoàn bộ binh 7, được chuyển thuộc sư đoàn bộ binh 78 từ Quân đoàn xe tăng 47.
    • Quân đoàn xe tăng 41 của tướng Helmuth Weidling còn lại sư đoàn xe tăng 18, sư đoàn bộ binh 86 và một trung đoàn của sư đoàn bộ binh 292.
    • Quân đoàn bộ binh 53 của tướng Friedrich Gollwitzer còn đủ ba sư đoàn bộ binh 208, 211 và 293.
    • Quân đoàn bộ binh 55 (Quân đoàn Pilau) của tướng Erich Jaschke còn đủ bốn sư đoàn bộ binh 110, 134, 296 và 339. Trong đó, sư đoàn bộ binh 110 được điều động cho Quân đoàn xe tăng 41.
  • Tập đoàn quân 9 do tướng Josef Harpe chỉ huy, trong biên chế còn lại:
    • Quân đoàn bộ binh 23 của tướng Johannes Frießner còn lại các sư đoàn bộ binh 76, 383, được bổ sung sư đoàn bộ binh 131 lấy từ Quân đoàn xe tăng 56.
    • Quân đoàn bộ binh 35 của các tướng Lothar Rendulic và Friedrich Wiese (từ ngày 5 tháng 8) còn đủ các sư đoàn bộ binh 34, 56, 262 và 299.
    • Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Rudolf Freiherr von Roman gồm các sư đoàn bộ binh 45, 137 và 251 được chuyển thuộc Tập đoàn quân 9 từ ngày 12 tháng 7.
  • Tập đoàn quân 2 của tướng Walter Weiss còn lại các quân đoàn bộ binh 7 và 13.
  • Tập đoàn quân không quân 6 của tướng Robert Ritta von Greim vẫn còn hơn 800 máy bay yểm hộ cho toàn bộ Cụm tập đoàn quân Trung tâm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Kutuzov http://militera.lib.ru/h/koltunov_solovyev/05.html http://militera.lib.ru/h/utkin3/14.html http://militera.lib.ru/memo/german/manstein/15.htm... http://militera.lib.ru/memo/russian/bagramyan2/04.... http://militera.lib.ru/memo/russian/boldin/08.html http://militera.lib.ru/memo/russian/gorbatov/07.ht... http://militera.lib.ru/memo/russian/kazakov_mi/09.... http://militera.lib.ru/memo/russian/rokossovsky/15... http://militera.lib.ru/memo/russian/yakubovsky_ii/... http://kursk1943.mil.ru/kursk/map/north.swf